Lúc hai người nói lời này, trên bục giảng thầy giáo đã chữa được hơn phân nữa bài thi.
Lúc còn lại hai bài cuối cùng, thầy giáo đột nhiên gọi Nhạc Thính Phong lên để cậu nói cho mọi người về những cách giải bài của mình.
“Hai bài cuối cùng này, thầy cùng các thầy cô trong tổ bộ môn đã cùng nhau nghiên cứu để đưa ra đáp án. Các bước giải đề của em cùng đáp án tiêu chuẩn không hoàn toàn giống nhau. Điều ngạc nhiên là cách làm của em ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Em nói cho mọi người cùng nghe một chút đi.”
Thầy giáo rất coi trọng Nhạc Thính Phong, ông cảm thấy đứa nhỏ này nếu được tập trung bồi dưỡng chuyên sâu về môn toán, sau này sẽ càng xuất sắc toàn diện hơn nữa.
Nhạc Thính Phong vừa cầm phấn viết vừa nói: “Thật ra hai bài cuối này cùng với câu 12 ở phần lựa chọn bên trên xem như cùng một dạng. Điểm khác nhau là câu trên nói rõ ý hơn trong các câu lựa chọn, còn bài này lại ẩn đi, nhưng bản chất thì không có gì thay đổi cả.”
“Đề lựa chọn đơn giản hơn vì chúng ta có thể từ căn cứ này để đưa ra vài giả thiết...”
Tuy rằng thầy giáo đã giảng qua đề lựa chọn trước đó, nhưng Nhạc Thính Phong vẫn một lần nữa dựa vào phương pháp của cậu để giải đề lựa chọn này cùng cả lớp.
Từ thấp tới cao, trước đò làm cả lớp rõ ràng, quá trình giải đề cơ bản này, cũng rõ ràng về phương diện vận dụng những tri thức đó.
Nhạc Thính Phong lần lượt làm từng thao tác. Trước tiên để mọi người nắm rõ việc sử dụng tri thức và cách giải đề lựa chọn. Sau đó mới giải đến hai bài cuối cùng.
“Xuất phát điểm là như nhau, phương pháp cũng giống nhau, chỉ là so với đề bài lựa chọn lúc nãy thì hơi phức tạp hơn một chút. Đề bài trước ta đi trên một đường thẳng. Còn ở bài này lối đi đó đã biến mất nên ta phải thay đổi đường đi. Chỉ cần hiểu được bản chất, sẽ không lạc đường.”
Nhạc Thính Phong đem toàn bộ cách làm viết ra trên bảng đen, so với đáp án mà cậu viết trên bài thi thì kĩ càng, tỉ mỉ hơn.
Sau khi viết xong, Nhạc Thính Phong nói: “Đề này không có chỗ nào khó cả, chẳng qua là do người ra đề đã cố bày trận nghi binh thôi.”
Thầy giáo nhếch nhếch khoé miệng. Đề này do toàn bộ giáo viên bộ môn toán năm ba ra đề. Câu này sẽ gây khó khăn cho phần lớn học sinh, có tác dụng phân loại.
Kết quả là tới miệng của Nhạc Thính Phong thì liền biến thành một bài toán bình thường. Các thầy giáo kỳ công bố trí nghi trận như vậy, cuối cùng lại thành không có trình độ gì.
Thấy giáo liền cảm thấy, ông tuyệt đối không thể để Nhạc Thính Phong biết rằng đề này do ông tham gia ra đề.
Ở bên dưới, đám học sinh sôi nổi gật đầu, chăm chú chép lại bài giải của Nhạc Thính Phong. Ban đầu khi cậu lên giảng, có vài bạn vẫn chưa tập trung, nhưng sau khi nghe xong, tất cả đều sùng bái nhìn cậu. Có một học sinh lên tiếng hỏi: “Loại đề này có thường xuyên xuất hiện trong đề thi không?”
Nhạc Thính Phong lắc đầu: “Không biết. Chúng ta mới thi có một lần, hiện giờ không thể nói được dạng nào sẽ thường xuyên ra, dạng nào không. Nhưng căn cứ vào bài thi lần này, tớ cảm thấy đề chỉ có mấy dạng thôi. Rất khó có một bài tập mà không xuất phát từ những dạng bài cơ bản. Các câu hỏi lớn đều có thể thấy được bóng dáng dạng đề từ những câu hỏi đơn giản phía trước. Lúc học chú ý quy nạp một chút là được.”
Uỷ viên thể dục sùng bái nhìn Nhạc Thính Phong: “Đại thần chính là đại thần, cậu thật là lợi hại... Cảm giác như là ban chúng ta lại có đại thần thế này, kì thi sẽ không ai phải lo nghĩ nữa.”
Bạn cùng lớp đồng lòng gật đầu: “Đúng, tin tưởng vào đại thần, không phải lo nghĩ gì nữa.”
Nhạc Thính Phong tiếp tục giảng đề tiếp theo.
“Đề này so với đề trước còn đơn giản hơn một chút. Lần này thầy giáo ra đề đại khái là muốn thừa nước đục thả câu, mọi cố gắng đều dùng ở các bẫy rập trên dưới đề mục.”
....