Bây giờ vẫn chưa đến năm giờ chiều, người mua bán ở chợ cũng chưa quá đông. Lúc A Việt lái xe đến cổng chợ, chúng tôi thấy bên trong trống không.
Tôi bảo anh Thái xuống xe, đi mua mấy chiếc túi ni lông màu đen cỡ lớn, còn mình và A Việt thì tiếp tục ngồi trêи xe.
Chờ anh Thái về, tôi lấy mười lăm xấp tiền đô ra nhét vào một chiếc tútui ni lông, buộc chắc chắn xong, tôi lại bọc thêm một lớp túi ni lông cỡ lớn ở bên ngoài. Nhìn từ bên ngoài vào sẽ không biết bên trong đựng thứ gì, chỉ có thể nhìn thấy khá nặng thôi.
Tôi không vội xuống xe ngay, mà bảo A Việt lái xe vào bãi đậu xe ở ven đường, sau đó ngồi trêи xe chờ đợi.
Khoảng mười phút sau, một chiếc xe đã đỗ cạnh đường, một bóng người to béo bước từ trêи xe xuống và nhìn ngó xung quanh.
“Đi thôi, xuống xe xong đừng để ý đến Natcha vội”, tôi nói với A Việt và anh Thái.
“Ok”, hai người họ đều gật đầu, đồng thời nhét khẩu súng đã lên nòng trong tay vào hông, sau đó mới đẩy cửa xe đi xuống.
Tôi tự xách chiếc túi, sau khi xuống xe, tôi đi vào chợ, đồng thời ngoảnh lại nhìn Natcha.
Chẳng mấy chốc, Natcha đã trông thấy tôi. Lúc này, tôi khẽ nhấc chiếc túi ni lông màu đen trong tay lên, sau đó đi thẳng một mạch vào trong chợ.
Lúc này, tôi làm vậy để đỡ bị người khác nhìn thấy, thậm chí là theo dõi chụp ảnh, tránh cho Natcha bị người ta tố cáo.
Natcha là một người thông minh, chắc ông ta biết nên làm gì.
Đi vào chợ rồi, tôi bước tới một gian hàng ở bên trong, chậm rãi chọn ít măng cụt Xiêng La trông khá ngon ở trước một sạp hoa quả.
Không bao lâu sau, tôi nhìn thấy Natcha cũng đi đến gian hàng này, ông ta cũng đang cầm một chiếc túi ni lông màu đen, có kϊƈɦ cỡ na ná cái túi của tôi, bên trong cũng đựng món đồ gì đó nặng trịch.
Tôi bỏ quả măng cụt trong tay xuống, quay lại đi về phía ông ta, đồng thời nhìn ngó xung quanh xem có ai tình nghi không.
A Việt và anh Thái rất chuyên nghiệp, một người ngoảnh lại phía sau và bên trái, người kia thì khẽ híp mắt, cẩn thận quan sát bên phải và phía trước.
“Anh Dương, ok rồi”, một lát sau, A Việt nói.
“Ừ”.
Lúc này, tôi cũng đã đi đến gần Natcha.
Chúng tôi không chào hỏi, mà chỉ đi lướt qua người nhau. Cùng lúc đó, ông ta cầm lấy chiếc túi ni lông màu đen trong tay tôi, tôi cũng nhận chiếc túi ni lông y chang trong tay ông ta.
“Cậu Dương, rất vui được gặp cậu”, giọng nói rõ ràng đang kiềm chế sự hưng phấn của Natcha vang lên, sau đó ông ta đi thẳng đến trước sạp hoa quả chọn hoa quả.
Tôi không đáp lời, vì hai bên đã đi xa nhau rồi.
Trong chợ không đông người lắm, các gian hàng xung quanh đều nằm ở vị trí cao hơn hông, nên có thể che chắn cho hành động đổi túi của tôi và Natcha.
Có thể khẳng định một điều rằng xung quanh đây không có ai chú ý thấy chúng tôi đã đổi túi cho nhau.
Dù Cung Thiệu Bình sai người đi theo dõi tôi, dù người đó biết chúng tôi đổi túi thì cũng không thể chụp ảnh lại được.
Điều này có nghĩa là, sau khi xong việc, nêu Cung Thiệu Bình uất ức muốn đi tố cáo Natcha thì cũng không tìm được chứng cứ.
Sau khi đi vòng qua một sạp hàng khác, tôi mở chiếc túi ni lông ra nhìn thì chỉ thấy có một nải chuối to ở bên trong, nải chuối vàng ươm, trông rất hấp dẫn.
“Mua thêm ít mít và măng cụt đi, tôi thích ăn hai loại quả này”, tôi nói với A Việt và anh Thái như chưa từng có chuyện gì xảy ra, sau đó dừng bước trước một sạp hoa quả.
Nhờ điều kiện khí hậu, nên hoa quả của Xiêng La rất đa dạng, một năm bốn mùa đều có đủ các loại hoa quả.
Trước khi sang Xiêng La, tôi chưa ăn măng cụt bao giờ, mà chỉ nghe nói thôi. Lúc tôi ngồi tù, giá măng cụt ở Thịnh Hải rất đắt, thậm chí ít thì 5, 6 tệ, nhiều thì mười mấy tệ nửa cân. Tôi nào dám ăn, sau ba năm ngồi tù thì càng khỏi phải nghĩ tới.
Sang Xiêng La rồi, lần đầu tiên tôi và Bạch Vi đi dạo phố, cô ấy đã mua loại quả này, đó là lần đầu tiên tôi ăn măng cụt. Kết quả sau khi nếm thử, tôi đã thích loại quả trơn nhẵn, chua chua ngọt ngọt và rất thơm này.
Sau khi cho vào miệng, mùi vị thơm ngọt đó luôn khiến tôi lưu luyến khó quên.
Vả lại, Bạch Vi cũng thích loại quả này, cô ấy còn gọi nó là loại quả trắng trẻo giàu có xinh đẹp, vì thịt quả bên trong rất trắng, mấy múi xếp lại với nhau nhìn rất đẹp mắt.
Còn giàu có… chỉ đơn giản vì giá của nó đắt thôi. Nếu nhập khẩu từ Xiêng La thì rất đắt, còn nếu trồng được trong nước thì sẽ rẻ hơn nhiều, cũng chỉ vài tệ nửa cân thôi.
Tôi mua một quả mít tầm mười cân, để A Việt xách, rồi lại mua gần chục cân măng cụt, thêm nải chuối của Natcha đưa cho nữa, tôi và anh Thái mỗi người xách một túi.
Sau khi xách hoa quả ra ngoài và cất lên xe, tôi và đám A Việt lại quay lại chợ để mua đồ ăn.
Đúng vậy, mua thức ăn. Tôi mua tôm, cua, bạch tuộc, thịt bò, thịt dê… đủ thứ.
Vì hôm nay là một ngày bội thu, nên phải ăn mừng.
Đương nhiên, tôi sẽ không về nhà nấu ăn với A Việt và anh Thái. Ba người đàn ông mà nấu bữa tối thì có vẻ hơi kỳ cục, hơn nữa ba người chúng tôi không thể ăn hết nhiều đồ thế này được.
Tôi mua để mang đến quán bar của Bansha, chỗ ông ta có bếp, ném đồ ăn vào đó, đương nhiên sẽ có đầu bếp của ông ta nấu hộ, còn chúng tôi vừa uống rượu vừa chờ thức ăn là được.
Sau khi cất đồ ăn vào cốp sau và ngồi lên xe, tôi liếc nhìn chiếc túi ni lông đó, tiền đô vẫn còn bên trong.
“A Việt, anh Thái, tôi cũng chẳng có nhiều, mỗi người các anh cầm 20 nghìn coi như tiền đã vất vả làm việc cho tôi, cầm lấy đi này”.
Mỗi tay tôi cầm một xấp tiền, cùng lúc đưa cho A Việt và anh Thái ngồi ở hàng ghế trước.
Anh Thái vội xua tay: “Anh Dương, thế này… Chúng tôi không thể nhận được, anh cất đi đi”.
“Đúng đấy”, A Việt cũng nói: “Anh Dương, không cần chia cho bọn tôi đâu, tôi đã bảo là anh Cường trả lương cho chúng tôi rồi mà. Hơn nữa, chúng tôi ra ngoài làm việc còn có tiền thưởng, chúng tôi không thiếu tiền đâu, anh giữ lại đi”.
“Lắm chuyện, bảo hai người cầm thì cứ cầm đi, lắm lời thế. Yên tâm, tôi đã bảo với anh Đỗ rồi. Ông ta bảo tùy tôi, hai người có thể cầm được, ông ta không phạt đâu mà sợ”.
“Anh Dương, thật sự không cần đâu”.
“Có cầm không?”
“Chuyện này…”
“Nếu không cầm thì tối nay, hai người về chỗ anh Đỗ đi, không cần đi theo tôi nữa”.
“Anh Dương, chúng tôi không có ý đó, chúng tôi… haizz…” Anh Thái thở dài bất đắc dĩ, sau đó đối mắt với A Việt.
Chẳng mấy sau, hai người họ khẽ gật đầu, cùng cầm lấy tiền.
“Nếu đã vậy thì chúng tôi cầm 10 nghìn, cảm ơn anh Dương”.
“Đừng khách sáo, cứ cầm tất cả 20 nghìn đi”.
“Không được đâu anh Dương, có đánh chết chúng tôi cũng không cầm thêm 10 nghìn nữa được đâu”.
“Làu bàu quá…”
“Anh Dương, chúng tôi hiểu một điều rằng làm đàn em thì phải có giác ngộ của đàn em, chung thành và giữ bổn thận thì mới có thể sống lâu được. Cho nên, chỗ tiền còn lại anh Dương cất đi đi”.
Thấy anh Thái đã nói đến mức này, tôi không cố chấp nữa, chỉ thở dài bất đắc dĩ, sau đó cất 20 nghìn đô trong tay đi.
Anh Thái nói đúng, làm đàn em thì nên có giác ngộ của đàn em. Khoản tiền nào nên nhận, khoản nào không nên nhận, hay nên nhận bao nhiêu đều phải tính rõ trong đầu.
Bọn họ là những người chuyên nghiệp, đến làm đàn em cũng rất chuyên nghiệp.