Sáng sớm đã ra khỏi nhà nên không ăn sáng, Ninh Thư mua một chiếc bánh nướng lấp đầy cái bụng, ăn xong lại gánh hàng đi bán tiếp.
Ninh Thư không tự tin với việc làm đậu phụ của mình hôm nay, chỉ còn lại một ít đậu phụ, Ninh Thư nghĩ hay là quay về ép hết nước rồi làm đậu phụ khô cho Tư Viễn ăn, trẻ con ăn để mài răng cũng được.
Ninh Thư đến bưu điện xem có thư của Chúc Nghiễn Thu gửi cho mình không, nhân viên bưu điện đều biết Chúc Tố Nương, nhìn thấy Chúc Tố Nương đến liền nói: “Tố Nương, hôm nay cô có điện báo.”
Ninh Thư: →_→
Lại là đòi tiền, Chúc Nghiễn Thư là đại gia vòi tiền, đại gia ơi.
Ninh Thư cầm điện báo, trả tiền điện báo, sau đó xem nội dung điện báo, Chúc Nghiễn Thư nói trời lạnh rồi, thời tiết ở Thượng Hải rất lạnh, muốn mua áo khoác.
Tức là đòi tiền.
Rời khỏi bưu điện, Ninh Thư xe nát bức điện báo mà Chúc Nghiễn Thư gửi cho mình, cho ngươi chết cóng ở đó luôn, dùng tiền mồ hôi xương máu của bà mày để nuôi con ả khác, trước mặt người khác thì là đại thiếu gia, cút con mẹ mày đi đồ khốn nạn.
Ninh Thư cầm lấy số tiền bán đậu phụ hôm nay, đến quán rượu mua một con vịt, sau đó mua thêm một cân rưỡi xương ống.
Người nhà nửa tháng nay không có đồ ăn mặn, còn Chúc Nghiễn Thư thì ngày ngày được ăn sang, lại còn là bữa ăn dưới ánh nến như bọn người Tây nữa.
Ninh Thư gánh hàng quay về nhà, nhìn thấy Chúc Tư Viễn đang chơi trong vườn, mẹ Chúc thì đang ngồi trong nhà, vừa trông đứa trẻ vừa ngồi khâu giày.
Thấy Ninh Thư trở về, Tư Viễn vui vẻ chạy lại, Ninh Thư hạ gánh hàng xuống, ôm chặt Tư Viễn vào lòng, nó là bảo bối của Chúc Tố Nương.
Chúc Tư Viên hơi gầy, tóc có chút hoen vàng, trông có vẻ thiếu dinh dưỡng, Chúc Tố Nương thỉnh thoảng cũng luộc trứng cho nó ăn, hoặc khi nấu đậu phụ cũng cho nó uống ít nước đậu.
Có thể nói cả nhà này đều đang nuôi Chúc Nghiễn Thư, bị Chúc Nghiễn Thư bóc lột tận xương tủy.
Mẹ Chúc bỏ chiếc giày trên tay xuống, qua nhìn thì thấy vẫn chưa bán hết đậu phụ còn mua thêm đồ ăn, lại còn là vịt quay, cau mày nói: “Sao vẫn chưa bán hết đậu phụ?”
Ninh Thư nói: “Con muốn làm đậu phụ khô cho Tư Viễn ăn.”
“Sao lại hoang phí mua mấy thứ đồ này làm gì.” Mẹ Chúc nói: “Tiền học phí của Chúc Nghiễn Thư đắt như thế.”
“Mẹ, con có tính toán của mình.” Ninh Thư gánh hàng vào trong bếp.
Mẹ Chúc cũng không nói gì thêm, tự tay vào bếp nấu cơm, đút thêm củi khô vào lò, nhìn thấy đồ ăn thơm phức, Ninh Thư nuốt nước miêng ừng ực, thèm quá đi.
Mẹ Chúc chặt vịt ra thành từng miếng nhỏ, dùng bánh tráng bọc ăn, cuối cùng phu nhân của gia đình danh giá cũng được ăn ngon.
Ninh Thư cho Tư Viễn ăn chút canh xương, rồi nấu thêm thịt kho đút cho ăn.
Ninh Thư ăn miệng đầy dầu mỡ, mẹ Chúc cũng ăn hì hục không thèm để ý hình tượng nữa.
Trước mặt là đồ ăn ngon, hai người lớn và một đứa trẻ ăn sạch sẽ đồ ăn trên bàn, đã quá lâu rồi họ không được ăn thịt, quả thật rất thèm.
Ăn cơm xong, mẹ Chúc ngồi trên ghế không cử động, Ninh Thư nhanh chóng dọn dẹp bát đũa.
Mẹ Chúc quay ra hỏi Ninh Thư: “Nghiễn Thư có gửi thư không?”
Ninh Thư vừa rửa bát vừa lạnh lùng nói: “Không ạ, chắc là sắp rồi.”
Mẹ Chúc nói thêm: “Trời lạnh thế này, mẹ khâu cho Nghiễn Thư đôi giày, đến lúc đó con gửi bưu điện cho Nghiễn Thư nhé.”
Ninh Thư lướt nhìn đôi giày mà mẹ Chúc khâu cho Chúc Nghiễn Thư, đôi giày được khâu rất tinh xảo, từng đường kim mũi chỉ đều rất đẹp, Ninh Thư nghĩ cho dù có gửi đi, Chúc Nghiễn Thư cũng nhất quyết không chịu đi.
Ninh Thư ừ một tiếng, nhìn sang bộ quần áo Tư Viễn đang mặc, rách nát không ra hình thù quần áo nữa, Ninh Thư nghĩ đến việc mua ít vải về may áo cho Tư Viễn, nếu không mùa đông đến thằng bé sẽ chết cóng mất.
Ninh Thư sẽ không cam chịu như Tố Nương, bản thân ăn trấu còn Chúc Nghiễn Thư ăn cơm, phải nuôi nấng đứa con cho tốt.
Nói ra cũng thấy tội thương cho Chúc Tố Nương, một mình sinh con, một mình nuôi con, lại còn phải nuôi thêm chồng, cả nhà chồng cũng một tay cô nuôi, thằng đàn ông như Chúc Nghiễn Thư thật vô dụng.
Sau này Chúc Nghiễn Thư phát đạt rồi, Chúc Tố Nương cũng chẳng được lợi lộc gì, lại còn bị người ta ruồng bỏ, người ta còn phải chạy theo người có cùng chí hướng cơ.
Mẹ Chúc lúc nào cũng lẩm nhẩm việc bao giờ Chúc Nghiễn Thư gửi thư, mẹ Chúc chỉ cần bước ra khỏi cửa đến bưu điện hỏi là biết, nhưng mẹ Chúc trước giờ rất ít khi ra khỏi nhà, mẹ Chúc cũng giống như Chúc Nghiễn Thư, có chút sợ hãi thế giới bên ngoài, Chúc Nghiễn Thư thì dùng cả đời để chứng minh bản thân thuộc về thế giới người Tây.
Muốn làm điều gì, mẹ Chúc đều sai Tố Nương làm.
Ninh Thư mang đậu phụ đặt lên khuôn, ép hết nước từ đậu phụ ra, sau khi làm xong việc, cô bước vào phòng Chúc Tố Nương, trong căn phòng đơn sơ lấy ra một chiếc hộp, bên trong có ít tiền giấy và tiền đại dương, tổng cộng có hơn 20 đồng tiền đại dương.
Đây đều là số tiền đi bán đậu phụ khổ cực mà có, bớt ăn bớt mặc mới dành dụm được, 20 đồng tiền đại dương có thể nói là một khoản tiền lớn, dùng số tiền này có thể đủ cho cả gia đình no ấm trong một năm.
Lần gửi tiền gần nhất cũng mới có nửa tháng, Chúc Nghiễn Thư ngày càng đòi tiền gấp hơn, có vẻ như đã có tiến triển với Phương Phỉ Phỉ rồi.
Những đôi nam nữ trẻ khi yêu nhau thường tốn rất nhiều tiền, đưa nhau đi hưởng thụ những thứ vật chất xa xỉ.
Ninh Thư gom lại số tiền, tiền hôm nay bán đậu phụ cũng cho vào hộp, phải mang số tiền này đem cho Chúc Nghiễn Thư, chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến Ninh Thư khó thở rồi.
Bây giờ cô phải nhanh chóng tiết kiệm tiền, để mẹ con cô có một cuộc sống tốt, muốn làm điều gì đó, trước hết phải đủ ăn đủ mặc đã.
Lại đến lúc phải đi làm đậu phụ rồi, cầm cối xay để xay đậu quả thật rất mệt, không có thời gian để nghỉ ngơi, Ninh Thư mệt mỏi không chịu được nữa, lúc đang xay đậu thì ngủ thiếp đi.
Cơ thể này hơi yếu đuối, chưa đến 40 tuổi đã phải lao lực vất vả thế này, có thời gian rảnh phải tu luyện Tuyệt Thế Võ Công.
Nếu biết thế này, trước khi nhập vai cô đã cầm theo một khẩu súng, nhất định phải tự bảo vệ mình.
“Mẹ, bà… bà ngã rồi, đang ngất trên sàn rồi.” Tư Viễn chạy lại, chân vướng phải chân cửa ngã nhào xuống đất, miệng không ngừng gọi Ninh Thư trong bếp.
Bây giờ Tư Viễn vẫn chưa nói sõi, nhưng Ninh Thư nghe thấy rất rõ, mẹ Chúc ngất rồi.
Ninh Thư chạy ra khỏi bếp, đến phòng khách, nhìn thấy mẹ Chúc đang nằm trên sàn, hai mắt nhắm nghiền, gương mặt trắng bệch, trông có vẻ không ổn.
Ninh Thư định đỡ mẹ Chúc lên giường, nhưng cơ thể không còn sức nữa, liền nói với Tiểu Viễn đứng bên cạnh: “Tư Viễn ngoan, mẹ đi gọi người giúp, con hãy trông bà, đừng chạy đi đâu nhé.”
Ninh Thư vội vàng chạy ra ngoài, chạy sang bên nhà hàng xóm tìm mấy bà cô trung niên, nhờ họ đến giúp đỡ mẹ Chúc lên giường.
Sở dĩ cô chỉ nhờ mấy bà trung niên, vì mẹ Chúc là người truyền thống, trong nhà không có đàn ông, nếu có người lạ vào người ta lại đồn đại về trinh tiết của bà.
Lúc này mặc dù đã du nhập tư tưởng bình đẳng, nhưng tư tưởng phong kiến vẫn ảnh hưởng khá nặng, rất hà khắc với phụ nữ thời đó.
Vưới sự giúp đỡ của mấy thím, mẹ Chúc được đưa lên giường, Ninh Thư nhờ mấy thím trông mẹ Chúc và đứa bé, chạy đi tìm thầy thuốc.