Editor: Libra + Beta: Mine
Cho đến năm mười ba tuổi, Tiêu Ngọc vẫn luôn sinh sống ở trên đảo Linh Sơn. Trong kí ức từ nhỏ đến giờ, chỉ có bà nội bên cạnh cô.
Chu Anh Lam xuất thân từ một gia đình học vấn, các trưởng bối luôn tiếp thu những cái mới, chú trọng nhất chính là lễ nghi, phép tắc. Chu Anh Lam luôn ủng hộ và theo đuổi tự do, nhưng vì nhiều nguyên nhân, chỉ trong một đêm Chu gia đã tán gia bại sản, ước mơ của bà cũng rơi vào hoàn cảnh khó khăn
Để bảo vệ đứa con gái nhỏ, cha mẹ Chu đã quyết định gả con gái 17 tuổi cho Tiêu Trường Thư. Chỉ mong bà sinh con rồi sống cuộc đời an nhàn.
Thân thể Chu Anh Lam vốn yếu ớt, mang thai ba lần nhưng chỉ giữ được đứa con thứ hai – Tiêu Thành Ngoan – cha của Tiêu Ngọc.
Khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Tiêu Thành Ngoan lập gia đình, Chu Anh Lam đã đưa ra một quyết định khiến mọi người vô cùng kinh ngạc. Bà và Tiêu Trường Thư ly hôn, rời khỏi ngôi nhà đã giam giữ mình hàng chục năm, đến sống một mình trên hòn đảo này.
Con của Chu Anh Lam được thừa hưởng tài năng nghệ thuật xuất sắc của bà, Tiêu Thành Ngoan được đánh giá cao trong đoàn nghệ thuật quân đội, kết hôn với Thôi Ngọc Đa, con gái của thủ trưởng. Một năm sau, đứa con gái lớn chào đời, tên là Tiêu Giác. Kể từ đó, Thôi Ngọc Đa luôn muốn có thêm một đứa con trai.
Vừa mang thai Tiêu Ngọc, không may đúng lúc chính phủ ban hành chính sách kế hoạch hóa gia đình.
Những quy định của chính sách vô cùng khắt khe, nếu “biết luật mà phạm luật” thì sẽ bị cắt chức, chưa kể bố vợ đang ở một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp thăng tiến của mình.
Bà không muốn phải phá thai, cũng không muốn từ bỏ phúc lợi tốt đẹp của quân đội, sau khi bàn bạc xong, Thôi Ngọc Đa được đưa đến một hòn đảo xa xôi để sinh con, nhờ mẹ chồng Chu Anh Lam chăm sóc.
Tiêu Ngọc được sinh ra tại bệnh viện duy nhất trên đảo. Thôi Ngọc Đa đã chịu đựng rất nhiều khổ cực trong lúc mang thai, khi thấy đứa trẻ sinh ra là con gái, bà liền bật khóc.
Trước khi thời gian ở cữ kết thúc, Thôi Ngọc Đa đã thu dọn đồ đạc, trở về Thượng Hải với tâm trạng lo lắng.
Trong thời kì thi hành chính sách kế hoạch hóa gia đình, Tiêu Ngọc chính là một quả bom hẹn giờ, tuyệt đối không thể mang theo về, phải ở lại bên cạnh bà nội. Tiêu Thành Ngoan cho người đi làm thủ tục nhận nuôi tại trại trẻ mồ côi, sau đó giao cho mẹ của ông là Chu Anh Lam làm người giám hộ hợp pháp của Tiêu Ngọc.
Hàng tháng Thôi Ngọc Đa đều gửi đồ ăn, thức uống và một khoản lớn tiền sinh hoạt đến nhưng bà kiên quyết từ chối đưa Tiêu Ngọc về nhà. Bà ấy cũng hiếm khi đến thăm, nhất là khi Tiêu Ngọc còn là một đứa trẻ nghịch ngợm, phá phách. Thôi Ngọc Đa hối hận ban đầu không nên mang thai đứa trẻ này.
Cũng chỉ vì cô là con gái, nếu là con trai, chắc sẽ không bị cha mẹ lạnh nhạt và ruồng bỏ. Khi học tiểu học, thì Tiêu Ngọc có ý nghĩ này. Cô biết được thân thế của mình qua những lời đồn đại trên đảo.
Huống hồ, Chu Anh Lam không thèm nói dối để che giấu cô, khi Tiêu Ngọc hỏi Chu Anh Lam, bà liền kể về quá khứ cho cô nghe, không chút dấu diếm.
Người phụ nữ Thôi Ngọc Đa đó không xứng làm mẹ. Nhưng trên đời này không có bao nhiêu phụ nữ có thể sống cho chính mình. Là con gái, có lẽ con sẽ khinh bỉ và chán bà ấy. Nhưng nếu là phụ nữ, biết đâu có một ngày con có thể tha thứ. Bà ấy cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương mà thôi.
Tiêu Ngọc không thể hiểu được. Cô cực kỳ ghét Thôi Ngọc Đa, cô không hiểu tại sao bà cô lại không có chung nỗi hận với mình.
Nạn nhân ư? Cô mới là nạn nhân.
Phòng vẽ tranh của Chu An Lam nằm khuất giữa lưng chừng núi, đó là một ngôi nhà gỗ nhỏ được xây ở nơi vắng vẻ, nơi đây rất yên tĩnh, ít người qua lại nên rất thích hợp để sáng tác. Bị ràng buộc bởi thế giới trần tục suốt nửa đời người, trong những năm cuối đời, Chu Anh Lam xem vẽ tranh làm thú vui, bà thường mang theo hai chai rượu, nhốt mình trong phòng vẽ tranh cả ngày.
Sau khi Chu Anh Lam qua đời, phòng vẽ và mọi thứ trao đều giao lại cho Tiêu Ngọc.
Tiêu Thành Ngoan cho cô một tủ sắt để cất giữ di vật của Chu Anh Lam. Khi Tiêu Ngọc trưởng thành, rất nhiều người bán đấu giá đã đến cửa, hy vọng Tiêu Ngọc có thể bán những bức tranh của Chu Anh Lam.
Tiêu Ngọc từ chối từng người một. Cô thà để những bức tranh của bà trở về cát bụi còn hơn để chúng bị đem ra soi mói và bán đi.
Chu Anh Lam cả đời theo đuổi tự do, vậy nên bức tranh của bà cũng nên được tự do, như những gì mà bà mong muốn.
Phòng vẽ này bị bỏ trống, dần trở thành nơi trú ẩn an toàn của Tiêu Ngọc.
Kẽo kẹt—-
Tiêu Ngọc đi nửa tiếng đồng hồ mới tới phòng tranh ở giữa núi, lấy chìa khóa mở khóa cửa, đẩy mạnh một cái, cánh cửa gỗ kiểu cũ truyền ra một tiếng sắc bén làm náo động bầu không khí yên tĩnh.
Mùi bụi xông thẳng vào mũi. Tiêu Ngọc cau mày.
Cô thuê người đến dọn dẹp thường xuyên, nhưng dường như họ ỷ không có ai giám sát nên chỉ nhận tiền mà không làm.
Tiêu Ngọc đứng giữa phòng, cởi bỏ chiếc khăn lụa.
Đôi mắt của cô không bị mù hoàn toàn, nhưng nhìn thấy ánh sáng trong một thời gian dài sẽ khiến cô đau đớn không thể chịu đựng được. Hơn nữa … nhãn cầu được bị ra cũng chỉ là vấn đề sớm hay muộn, cô cũng nên thích nghi với bóng tối. Vì vậy, cô đã thuê một trợ lý riêng và cô sẽ đeo một chiếc khăn lụa màu đen khi đi du lịch.
Đầu tiên Tiêu Ngọc lấy điện thoại ra, cố hết sức xác định vị trí danh bạ, tìm dòng chữ “Đảo Linh Sơn – Dì dọn dẹp”, sau đó gọi điện thoại.
Không thể gọi được, cuộc gọi khẩn cấp hiện lên trên màn hình điện thoại di động.
Tiêu Ngọc tắt màn hình, cô nhớ ra ở đây không có tín hiệu.
Có hàng chục đỉnh núi cao thấp trên đảo Linh Sơn, tháp tín hiệu nằm cách nơi này rất xa.
Tiêu Ngọc thở dài nhìn xung quanh.
Phòng tranh được chia thành hai gian: gian trong và gian ngoài, gian ngoài rộng rãi và được bài trí đơn giản. Ớ giữa là một chiếc bàn làm việc bằng gỗ nguyên khối lớn với một chiếc máy ghi âm cổ, bên cạnh có hai chiếc ghế gỗ giống nhau với một cái bàn và nguyên liệu, kế bên là tủ to đựng sách và dụng cụ vẽ.
Gian trong là sảnh tiếp khách và một nhà vệ sinh nhỏ, Sảnh khách giống như một phòng khách thu nhỏ, có thảm trải sàn, tủ rượu, giường đơn, táp đầu giường, điều hòa,… Trong tủ rượu, ngoài rượu đỏ được sắp xếp ngăn nắp, còn có cà phê, ly, tách và đĩa.
Tiêu Ngọc dường như nhìn thấy Chu Anh Lam mặc một bộ sườn xám dài màu xám lông chuột, ngồi nhàn nhã trong hành lang vẽ tranh; nhìn thấy bà ấy đang ngồi bên cửa sổ, pha một tách cà phê hoặc rót một ly rượu vang đỏ, dưới khung cảnh thơ mộng của núi và ánh trăng bên ngoài cửa.
Làm sao Chu Anh Lam có thể vui vẻ trong sự cô đơn khủng khiếp như thế.
Cô lắc đầu, khóe miệng nở nụ cười, sau đó xắn tay áo, vào phòng tắm lấy dụng cụ lau nhà, bắt đầu dọn dẹp nhà cửa.
Phải hơn hai tiếng đồng hồ bận rộn, công việc mới xong.
Mắt Tiêu Ngọc có chút khó chịu, vừa đi kéo rèm cửa thì nghe thấy tiếng mưa. Thì ra ngoài trời bắt đầu đổ mưa rồi.
Cơn mưa ào ạt, chỉ qua hơn mười phút, gió bắt đầu thổi dữ dội, đập vào cửa kính như những roi nước, làm người ta kinh sợ,.
Hôm nay lúc cô ra ngoài, thời tiết đã rất xấu, đảo Linh Sơn có quy định về gió giật, nếu gió vượt quá cấp 7, tất cả các hoạt động ngoài khơi đều phải dừng lại.
Với tình hình này, các tàu du lịch khứ hồi có thể sẽ bị ngưng hoạt động trong hôm nay và ngày mai.
Có lẽ không thể quay về sớm được, sợ rằng trời sẽ còn mưa rất lâu.
Cuối cùng Tiêu Ngọc cũng cảm thấy mệt mỏi, cô lấy ga giường trong tủ ra thay, bật điều hòa, chuẩn bị chui vào chăn bông chợp mắt một lát.
Nhưng trong mơ hồ, cô nghe thấy âm thanh lạ từ bên ngoài.
Tiêu Ngọc cố gắng nghe rõ, cuối cùng phát hiện nơi phát ra âm thanh — ai đó đang gõ cửa phòng thu.
Cô lấy làm lạ, mang giày bước ra sảnh ngoài, vừa định hỏi là ai tới. Cô chợt nghe thấy tiếng có ai đó đút chìa khóa mở cửa.
Tiêu Ngọc đứng trong phòng ngơ ngác, đầu óc hoàn toàn trống rỗng.
Kẽo kẹt ——
Cánh cửa gỗ được đẩy ra. Trong mưa gió, bóng dáng ướt át của Đàm Triệt lọt vào tầm mắt mờ mịt của Tiêu Ngọc.